Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM

Tất cả những sản phẩm dù được nhập khẩu từ nước ngoài hay sản xuất trong nước đều phải tự công bố hoặc đăng ký công bố theo quy định pháp luật. Việc công bố sản phẩm vừa đảm bảo về điều kiện pháp lý vừa nâng cao uy tín và sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm.



1. Tại sao phải công bố sản phẩm:

Công bố chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường nhằm: 

- Nâng cao uy tín lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

- Thúc đẩy hàng hóa sản phẩm bán chạy hơn cho doanh nghiệp. 

- Điều kiện cần và đủ để sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường. 

- Đặc biệt hơn là đảm bảo an toàn vệ sinh lẫn chất lượng cho sản phẩm và chính sức khỏe người tiêu dùng, một khi sản phẩm đạt chất lượng thì sự tin cậy ở người dùng đối với sản phẩm đó cũng cao hơn như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh, bền và đặc biệt doanh thu cũng lên theo.

2. Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm cần gì?

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng việc thi hành một số điều của Luật ATTP: Quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố sản phẩm (hay công bố hợp quy)cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường.

2.1 Tự công bố sản phẩm áp dụng cho:

• Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn

• Thực phẩm bánh, kẹo

• Đồ uống không cồn, đồ uống có cồn, nước giải khát

• Thực phẩm bổ sung

• Bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm

• Nguyên liệu thực phẩm

• Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu thực phẩm

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được tự công bố các sản phẩm:

• Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;

• Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

2.2 Thủ tục Tự công bố sản phẩm thực phẩm:

• Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp

• Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

• Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

• Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm.

• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong nước).

 Trong trường hợp có 2 cơ sở sản xuất trở lên sản xuất cùng 1 sản phẩm thì chỉ cần nộp hồ sơ tại 1 cơ quan quản lý nhà nước do doanh nghiệp tự chọn Và những lần tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã chọn trước đó

Công ty cổ phần chứng nhận Vietcert với các hoạt động giám định, chứng nhậnthử nghiệm, đào tạo luôn luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách.

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Best regards,
-------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
PHÒNG KINH DOANH 06
Hotline: 0903 505 940
Mail: kinhdoanh.sup06@gmail.com
-----------
Địa chỉ văn phòng:
  1. Hà Nội: Phòng 303, Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
  2. Lạng Sơn: Số 3, đường Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, xã Mai Pha, Tp. Lạng Sơn
  3. Hải Phòng: P.312,Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, P. Máy Tơ, Ngô Quyền
  4. Đà Nẵng: 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
  5. Đak Lak: Số 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, TP Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc
  6. HCM: Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  7. Cần Thơ: 151/13, Đường Hoàng Na, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Cần Thơ


Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

   Tất cả những sản phẩm dù được nhập khẩu từ nước ngoài hay sản xuất trong nước đều phải tự công bố hoặc đăng ký công bố theo quy định pháp luật. Việc công bố sản phẩm vừa đảm bảo về điều kiện pháp lý vừa nâng cao uy tín và sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm.

1. Tại sao phải công bố sản phẩm:

Công bố chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường nhằm: 

- Nâng cao uy tín lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

- Thúc đẩy hàng hóa sản phẩm bán chạy hơn cho doanh nghiệp. 

- Điều kiện cần và đủ để sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường. 

- Đặc biệt hơn là đảm bảo an toàn vệ sinh lẫn chất lượng cho sản phẩm và chính sức khỏe người tiêu dùng, một khi sản phẩm đạt chất lượng thì sự tin cậy ở người dùng đối với sản phẩm đó cũng cao hơn như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh, bền và đặc biệt doanh thu cũng lên theo.

2. Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm cần gì?

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng việc thi hành một số điều của Luật ATTP: Quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố sản phẩm (hay công bố hợp quy)cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường.

2.1 Tự công bố sản phẩm áp dụng cho:

• Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn

• Thực phẩm bánh, kẹo

• Đồ uống không cồn, đồ uống có cồn, nước giải khát

• Thực phẩm bổ sung

• Bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm

• Nguyên liệu thực phẩm

• Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu thực phẩm

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được tự công bố các sản phẩm:

• Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;

• Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

2.2 Thủ tục Tự công bố sản phẩm thực phẩm:

• Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp

• Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

• Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

• Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm.

• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong nước).

 Trong trường hợp có 2 cơ sở sản xuất trở lên sản xuất cùng 1 sản phẩm thì chỉ cần nộp hồ sơ tại 1 cơ quan quản lý nhà nước do doanh nghiệp tự chọn Và những lần tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã chọn trước đó


Công ty cổ phần chứng nhận Vietcert với các hoạt động giám định, chứng nhậnthử nghiệm, đào tạo luôn luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách.

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Best regards,
-------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
PHÒNG KINH DOANH 06
Hotline: 0903 502 099
Mail: kinhdoanh.sup06@gmail.com
-----------
Địa chỉ văn phòng:
  1. Hà Nội: Phòng 303, Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
  2. Lạng Sơn: Số 3, đường Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, xã Mai Pha, Tp. Lạng Sơn
  3. Hải Phòng: P.312,Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, P. Máy Tơ, Ngô Quyền
  4. Đà Nẵng: 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
  5. Đak Lak: Số 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, TP Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc
  6. HCM: Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  7. Cần Thơ: 151/13, Đường Hoàng Na, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

LỢI ÍCH ÁP DỤNG VÀ CHỨNG NHẬN ISO 9001

      Để áp dụng ISO 9001 thành công điều kiện tiên quyết nhất là sự cam kết, sự thấu hiểu và thay đổi từ Ban lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Bởi lẽ mọi thay đổi đều bắt đầu từ nóc nên một doanh nghiệp không thể tiến hành cải tổ tốt nếu chính Ban lãnh đạo cũng không cải tổ theo chủ truơng của mình. 

       Không có sự cam kết từ ban lãnh đạo sẽ không có nguồn lực thích đáng để thực hiện cũng như sự giám sát cần thiết. Không có sự thấu hiểu từ Ban lãnh đạo thì kết quả không được đánh giá hợp lý/ thậm chí lệch lạc nên mục tiêu gần như không đạt được.


1. Lợi ích của áp dụng và chứng nhận ISO 9001

-  Có một hệ thống quản lý hiệu quả giúp Doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

-  Giảm số lượng sản phẩm/dịch vụ không đạt yêu cầu.

-  Tạo dựng niềm tin của khách hàng

-  Nâng cao uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường

-  Chứng chỉ ISO 9001 giúp Doanh nghiệp vượt qua những rào cản kỹ thuật thâm nhập vào thị trường thế giới.


2. Doanh nghiệp phải làm gì khi áp dụng ISO 9001

- Doanh nghiệp phải cải tiến cách quản lý hiện tại theo phương thức được mô tả trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Các hoạt động tiêu chuẩn yêu cầu mà doanh nghiệp chưa có sẽ phải bổ sung.

- Không nhất thiết phải cải tiến nhà xưởng, thiết bị và sắp xếp lại tổ chức. Việc này tuỳ vào mức độ đáp ứng hiện tại của nhà xưởng, thiết bị, nhân lực của Doanh nghiệp đối với yêu cầu về chất lượng sản phẩm của Khách hàng.

- Các hoạt động dưới đây là các hoạt động cốt lõi của Hệ thống quản lý chất lượng sẽ phải được tiến hành tại Doanh nghiệp:

+ Xác định nhu cầu và mong muốn của Khách hàng

+ Xác định ra những quá trình tạo giá trị cần thiết để cung cấp đầy đủ giá trị sản phẩm cho Khách hàng.

+ Đưa ra Chính sách chất lượng và Mục tiêu chất lượng để định hướng cho từng cá nhân trong Doanh nghiệp hướng tới thoả mãn Khách hàng.

+ Xác định các trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong Doanh nghiệp liên quan đến thoả mãn Khách hàng.

+ Lập ra các quy trình làm việc để đảm bảo các quá trình tạo giá trị được thực hiện theo một phương pháp thống nhất trong Doanh nghiệp.

+ Đào tạo và hướng dẫn các quy trình làm việc đến toàn bộ cán bộ công nhân viên

+ Thực hiện đánh giá nội bộ để kiểm tra mức độ tuân thủ các quy trình làm việc

+ Thực hiện các biện pháp khắc phục phòng ngừa mỗi khi có sự không phù hợp được phát hiện

3. Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn ISO 900 >> xem thêm 

4 . Các bước để áp dụng, chứng nhận, duy trì và cải tiến >> xem thêm

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert luôn cập nhật những thông tin mới nhất đến quy khách hàng.

VietCert cũng là một trong những đơn vị được sự tin tưởng của các Bộ ban ngành chỉ định về việc đánh giá sự phù hợp các lĩnh vực thuộc bộ KHCN, bộ NNPTNT, Bộ Xây Dựng, Bộ Công Thương,…

Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí, vui lòng liên hệ

Hotline: 0905 527 089

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

CẤP GIẤY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng

1.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (kể cả trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mà thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất).
– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
+Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi và lập Biên bản theo Mẫu số 05.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
+Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
+Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ; trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu phải đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

1.2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.
– Qua dịch vụ bưu chính.
– Qua môi trường mạng.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
– Bản thuyết minh điều kiện sản xuất (theo Mẫu số 02.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
– Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất (theo Mẫu số 03.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
– Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

a) Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
+ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
+ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế.
b) Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Không.


1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

– Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
– Mẫu Thuyết minh điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 02.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
– Mẫu Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 03.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1.10.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật;
d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi: Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất;
e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1.10.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này.
(Điều 38 Luật Chăn nuôi; Điều 9 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết Luật Chăn nuôi.

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert luôn cập nhật những thông tin mới nhất đến quy khách hàng.

VietCert cũng là một trong những đơn vị được sự tin tưởng của các Bộ ban ngành chỉ định về việc đánh giá sự phù hợp các lĩnh vực thuộc bộ KHCN, bộ NNPTNT, Bộ Xây Dựng, Bộ Công Thương,…

Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí, vui lòng liên hệ

Hotline: 0905.527.089

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CẤM LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 

ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG, CẤM SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM

      Công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm loại bỏ các loại thuốc độc hại, các hoạt chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường, hiệu lực sinh học thấp. Từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2020, Bộ đã ban hành 06 quyết định để loại bỏ 14 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

TT

Tên hoạt chất thuốc BVTV

Quyết định

Thời gian áp dụng loại bỏ

Ghi chú

1.       

Trichlorfon

QĐ 4154/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/10/2017

16/10/2017

Đã hết thời gian kinh doanh và sử dụng

2.       

Carbofuran

3.       

2,4 D

QĐ 278/QĐ-BNN-BVTV ngày 8/02/2017

8/2/2019

4.       

Paraquat

5.       

Carbendazim

QĐ 03/QĐ-BNN-BVTV ngày 03/01/2017

3/1/2019

6.       

Benomyl

7.       

Thiophanate - Methyl

8.       

Acephate

QĐ 3435/QĐ-BNN-BVTV ngày 28/8/2018

28/10/2019

9.       

Diazinon

10.   

Malathion

11.   

Zinc Phosphide

12.   

Glyphosate

Quyết định số 1186/QĐ-BNN-BVTV  ngày 10/4/2019

30/6/2021

 

13.   

Chlorpyrifos Ethyl

QĐ 501/QĐ-BNN-BVTV ngày 12/02/2019

12/2/2021

 

14.   

Fipronil

        Ngày 09/09/2020, Bộ NNPTNT ban bành thông tư 10/2020/TT-BNNPTNT về danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam

1.     Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BNNPTNT, gồm:

     a) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 861 hoạt chất với 1821 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 587 hoạt chất với 1282 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 241 hoạt chất với 702 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 8 hoạt chất với 26 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 54 hoạt chất với 157 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 151 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.
b) Thuốc trừ mối: 15 hoạt chất với 25 tên thương phẩm.
c) Thuốc bảo quản lâm sản: 7 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
d) Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 10 tên thương phẩm.

đ) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
e) Thuốc xử lý hạt giống:
- Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 15 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 12 hoạt chất với 13 tên thương phẩm.
g) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch
- 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.

2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II
ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BNNPTNT, gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
b) Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.
c) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.
d) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.
3. Bảng mã số HS thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng
tại Việt Nam thực hiện theo Mục 25 và Mục 26 của Phụ lục I ban hành kèm
Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành bảng mã số HS đối với Danh mục
hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan.
3. Quy định chuyển tiếp
1. Các thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chlorpyrifos ethyl và fipronil
không được sản xuất, nhập khẩu; chỉ được buôn bán, sử dụng đến ngày
12/2/2021.
2. Các thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất glyphosate không được sản
xuất, nhập khẩu; chỉ được buôn bán, sử dụng đến ngày 30/6/2021.
4. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2020.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau:

a) Thông tư số 10/2019/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2019 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam;
b) Thông tư số 06/2020/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2020 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư
số 10/2019/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.

>>> Xem Thêm: GHI NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

                            MIỄN GIẢM KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN NHẬP KHẨU

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert luôn cập nhật những thông tin mới nhất đến quy khách hàng.

VietCert cũng là một trong những đơn vị được sự tin tưởng của các Bộ ban ngành chỉ định về việc đánh giá sự phù hợp các lĩnh vực thuộc bộ KHCN, bộ NNPTNT, Bộ Xây Dựng, Bộ Công Thương,…

Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí, vui lòng liên hệ

Hotline: 0905.527.089


Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

01/08/2020 QUY ĐỊNH MỚI VỀ GHI NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VÂT

GHI NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT    

    Theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015 (Thông tư 21) của Bộ NN-PTNT thi hành Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật quy định về ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): Thuốc BVTV lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày ngày 30/8/2006 của Chính phủ và hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).

    Thông tư 21 đã có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2015 và thay thế cho Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 (Thông tư 03) của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT quy định về quản lý thuốc BVTV.

    Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có giai đoạn chuyển tiếp để chuẩn bị thực hiện quy định ghi nhãn mới, Thông tư 21 cho phép nhãn thuốc BVTV có nội dung theo quy định tại Thông tư 03 được tiếp tục sử dụng tối đa 5 năm kể từ ngày Thông tư 21 có hiệu lực.

    Như vậy, kể từ ngày 01/08/2020, tất cả các loại thuốc BVTV được phép lưu hành tại Việt Nam sẽ bắt buộc việc thực hiện ghi nhãn theo quy định tại Thông tư 21.
hình ảnh minh họa kiểm tra kho thuốc bảo vệ thực vật

    Điểm mới khác biệt căn bản về quy định ghi nhãn thuốc BVTV theo Thông tư 21 so với quy định trước đây (tại Thông tư 03), đó là phải ghi nhãn phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ, và hướng dẫn của GHS. Mức độ nguy hại của thuốc BVTV được thể hiện trên nhãn thuốc BVTV và Phiếu an toàn hóa chất của thuốc BVTV.

    Theo Thông tư 03, quy định độ độc, nhóm độc, các thông tin về an toàn, hình tượng biểu diễn độ độc, vạch màu biểu thị độ độc của thuốc BVTV được thực hiện theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nhóm độc, độ độc theo phân loại của WHO gồm 4 nhóm: Nhóm độc Ia, Ib (rất độc); nhóm độc II (độc cao); nhóm độc III (nguy hiểm) và nhóm độc IV (cẩn thận).

    Trong khi đó theo quy định mới tại Thông tư 21, việc phân loại nguy hại, độ độc, nhóm độc, kèm các thông tin cảnh báo, hình tượng biểu diễn độ độc, vạch màu biểu thị độ độc của thuốc BVTV... sẽ được thực hiện theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).

 

     Thực hiện ghi nhãn theo Thông tư 21 sẽ siết chặt tình trạng "loạn" về bao bì, nhãn mác thuốc BVTV là vấn đề nhức nhối nhiều năm qua. Ảnh: D.Đ.T

    GHS là tên viết tắt của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất (Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals). Việc ghi nhãn theo GHS giúp nhất quán về thông tin trên phạm vi toàn cầu; thuận tiện phổ biến thông tin về mối nguy cho toàn xã hội, đồng thời huận tiện cho thương mại.

    Theo quy định mới về ghi nhãn theo GHS, thuốc BVTV sẽ được phân loại chặt chẽ hơn về tính chất nguy hại hoá chất, gồm cả nguy hại về vật lý, sức khỏe con người và môi trường. Cụ thể, nhóm cảnh báo nguy hại vật lý bao gồm 8 chỉ tiêu: Khí dễ cháy; Sol khí dễ cháy; khí chịu nén; chất lỏng dễ cháy; hợp chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước; chất lỏng oxi hoá; chất rắn oxi hoá; ăn mòn kim loại.

    Nhóm cảnh báo nguy hại cho sức khỏe con người bao gồm 7 chỉ tiêu: Độc cấp tính; ăn mòn da; tổn thương mắt; tác nhân nhạy hô hấp hoặc da; khả năng gây đột biến tế bào mầm; khả năng gây ung thư; độc tính sinh sản.

    Bên cạnh đó, nhóm cảnh báo nguy hại về môi trường bao gồm hai chỉ tiêu là nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường nước và ảnh hưởng đến tầng ô-zôn.

    Như vậy, thông tư 21 sẽ chấm dứt việc nhiều doanh nghiệp muốn in hình ảnh khác trên nhãn thuốc BVTV để quảng cáo, thu hút người mua, thay vì phải in hết các nội dung bắt buộc về ghi nhãn trên bao bì. Bên cạnh đó, còn nhiều quy định nghiêm ngặt để chuẩn hóa nhãn mác các loại thuốc BVTV trên thị trường. 

     Đơn cử, theo quy định tại Mục b, Khoản 5, Điều 5 của Thông tư 21, các công ty kinh doanh thuốc BVTV phải đăng ký, cập nhật vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và chỉ được đăng ký một hàm lượng hoạt chất cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc BVTV.

     Trước đây, một hoạt chất có thể bào chế được nhiều dạng thành phẩm với liều lượng khác nhau và sẽ có công dụng khác nhau. Vì thế, nếu bắt buộc công ty đăng ký một hàm lượng cho một tên thương mại, chắc chắc công ty nào cũng chọn loại có hàm lượng cao nhất, hoặc ở dạng hàm lượng bán nhiều còn lại sẽ bị loại bỏ ra khỏi danh mục cho phép. Điều này sẽ bất lợi với những công ty nội địa kinh doanh thuốc BVTV chuyên bán hàng Generic buộc phải bỏ nhiều tên thuốc có nhiều hàm lượng hoạt chất giống nhau.

Nguồn: nongnghiep.vn 

 Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert luôn cập nhật những thông tin mới nhất đến quy khách hàng.


     VietCert cũng là một trong những đơn vị được sự tin tưởng của các Bộ ban ngành chỉ định về việc đánh giá sự phù hợp các lĩnh vực thuộc bộ KHCN, bộ NNPTNT, Bộ Xây Dựng, Bộ Công Thương,…

Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí, vui lòng liên hệ
Hotline: 0905.527.089