Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

01/08/2020 QUY ĐỊNH MỚI VỀ GHI NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VÂT

GHI NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT    

    Theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015 (Thông tư 21) của Bộ NN-PTNT thi hành Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật quy định về ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): Thuốc BVTV lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày ngày 30/8/2006 của Chính phủ và hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).

    Thông tư 21 đã có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2015 và thay thế cho Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 (Thông tư 03) của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT quy định về quản lý thuốc BVTV.

    Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có giai đoạn chuyển tiếp để chuẩn bị thực hiện quy định ghi nhãn mới, Thông tư 21 cho phép nhãn thuốc BVTV có nội dung theo quy định tại Thông tư 03 được tiếp tục sử dụng tối đa 5 năm kể từ ngày Thông tư 21 có hiệu lực.

    Như vậy, kể từ ngày 01/08/2020, tất cả các loại thuốc BVTV được phép lưu hành tại Việt Nam sẽ bắt buộc việc thực hiện ghi nhãn theo quy định tại Thông tư 21.
hình ảnh minh họa kiểm tra kho thuốc bảo vệ thực vật

    Điểm mới khác biệt căn bản về quy định ghi nhãn thuốc BVTV theo Thông tư 21 so với quy định trước đây (tại Thông tư 03), đó là phải ghi nhãn phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ, và hướng dẫn của GHS. Mức độ nguy hại của thuốc BVTV được thể hiện trên nhãn thuốc BVTV và Phiếu an toàn hóa chất của thuốc BVTV.

    Theo Thông tư 03, quy định độ độc, nhóm độc, các thông tin về an toàn, hình tượng biểu diễn độ độc, vạch màu biểu thị độ độc của thuốc BVTV được thực hiện theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nhóm độc, độ độc theo phân loại của WHO gồm 4 nhóm: Nhóm độc Ia, Ib (rất độc); nhóm độc II (độc cao); nhóm độc III (nguy hiểm) và nhóm độc IV (cẩn thận).

    Trong khi đó theo quy định mới tại Thông tư 21, việc phân loại nguy hại, độ độc, nhóm độc, kèm các thông tin cảnh báo, hình tượng biểu diễn độ độc, vạch màu biểu thị độ độc của thuốc BVTV... sẽ được thực hiện theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).

 

     Thực hiện ghi nhãn theo Thông tư 21 sẽ siết chặt tình trạng "loạn" về bao bì, nhãn mác thuốc BVTV là vấn đề nhức nhối nhiều năm qua. Ảnh: D.Đ.T

    GHS là tên viết tắt của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất (Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals). Việc ghi nhãn theo GHS giúp nhất quán về thông tin trên phạm vi toàn cầu; thuận tiện phổ biến thông tin về mối nguy cho toàn xã hội, đồng thời huận tiện cho thương mại.

    Theo quy định mới về ghi nhãn theo GHS, thuốc BVTV sẽ được phân loại chặt chẽ hơn về tính chất nguy hại hoá chất, gồm cả nguy hại về vật lý, sức khỏe con người và môi trường. Cụ thể, nhóm cảnh báo nguy hại vật lý bao gồm 8 chỉ tiêu: Khí dễ cháy; Sol khí dễ cháy; khí chịu nén; chất lỏng dễ cháy; hợp chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước; chất lỏng oxi hoá; chất rắn oxi hoá; ăn mòn kim loại.

    Nhóm cảnh báo nguy hại cho sức khỏe con người bao gồm 7 chỉ tiêu: Độc cấp tính; ăn mòn da; tổn thương mắt; tác nhân nhạy hô hấp hoặc da; khả năng gây đột biến tế bào mầm; khả năng gây ung thư; độc tính sinh sản.

    Bên cạnh đó, nhóm cảnh báo nguy hại về môi trường bao gồm hai chỉ tiêu là nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường nước và ảnh hưởng đến tầng ô-zôn.

    Như vậy, thông tư 21 sẽ chấm dứt việc nhiều doanh nghiệp muốn in hình ảnh khác trên nhãn thuốc BVTV để quảng cáo, thu hút người mua, thay vì phải in hết các nội dung bắt buộc về ghi nhãn trên bao bì. Bên cạnh đó, còn nhiều quy định nghiêm ngặt để chuẩn hóa nhãn mác các loại thuốc BVTV trên thị trường. 

     Đơn cử, theo quy định tại Mục b, Khoản 5, Điều 5 của Thông tư 21, các công ty kinh doanh thuốc BVTV phải đăng ký, cập nhật vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và chỉ được đăng ký một hàm lượng hoạt chất cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc BVTV.

     Trước đây, một hoạt chất có thể bào chế được nhiều dạng thành phẩm với liều lượng khác nhau và sẽ có công dụng khác nhau. Vì thế, nếu bắt buộc công ty đăng ký một hàm lượng cho một tên thương mại, chắc chắc công ty nào cũng chọn loại có hàm lượng cao nhất, hoặc ở dạng hàm lượng bán nhiều còn lại sẽ bị loại bỏ ra khỏi danh mục cho phép. Điều này sẽ bất lợi với những công ty nội địa kinh doanh thuốc BVTV chuyên bán hàng Generic buộc phải bỏ nhiều tên thuốc có nhiều hàm lượng hoạt chất giống nhau.

Nguồn: nongnghiep.vn 

 Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert luôn cập nhật những thông tin mới nhất đến quy khách hàng.


     VietCert cũng là một trong những đơn vị được sự tin tưởng của các Bộ ban ngành chỉ định về việc đánh giá sự phù hợp các lĩnh vực thuộc bộ KHCN, bộ NNPTNT, Bộ Xây Dựng, Bộ Công Thương,…

Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí, vui lòng liên hệ
Hotline: 0905.527.089

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét