Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Mức phạt vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm được quy định như thế nào?

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
1. Cơ sở pháp lý về mức phạt vi phạm quy định tự công bố sản phẩm:
Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; (có hiệu lực từ 20/10/2018)
2. Nội dung tư vấn về mức phạt vi phạm quy định tự công bố sản phẩm:
 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm như sau:

2.1 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.
2.2 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm:
  • Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.
vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm

2.3 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm;
  • Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.
2.4 Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
2.5 Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.

2.6 Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này;
  • Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.


Công ty cổ phần chứng nhận Vietcert với các hoạt động giám định, chứng nhậnthử nghiệm, đào tạo luôn luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách.

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Best regards,
-------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
PHÒNG KINH DOANH 06
Hotline: 0903 502 099
Mail: kinhdoanh.sup06@gmail.com
-----------
Địa chỉ văn phòng:
  1. Hà Nội: Phòng 303, Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
  2. Lạng Sơn: Số 3, đường Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, xã Mai Pha, Tp. Lạng Sơn
  3. Hải Phòng: P.312,Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, P. Máy Tơ, Ngô Quyền
  4. Đà Nẵng: 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
  5. Đak Lak: Số 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, TP Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc
  6. HCM: Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  7. Long An: số 21, đường 11, Phường 5, Tân An, Long An
  8. Cần Thơ: 151/13, Đường Hoàng Na, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

NGHỊ ĐỊNH 84/2019/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN

Ban hành Nghị định 84/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Nghị định số 84/2019-NĐ-CP quy định về quản lý phân bón hướng dẫn Luật Trồng trọt thay thế cho Nghị định 108 ban hành ngày 20/9/2017. 

Nghị định 84 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Có rất nhiều quy định thay đổi so với nghị định 108/2017/NĐ-CP như:

- Khảo nghiệm phân bón: Các loại phân bón không phải khảo nghiệm (khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt) bao gồm: Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật

- Giấy phép sản xuất phân bón cấp trước ngày 20/9/2017 theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP sẽ có hiệu lực đến ngày 20/9/2021.

- Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu: Quy định chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu (Khoản 3 Điều 21 Nghị định): quy định về điều kiện miễn giảm, thời gian miễn giảm kiểm tra (12 tháng), tần suất lấy mẫu kiểm tra (20% trong vòng một năm.
…….. và còn nhiều thay đổi cụ thể trong Nghị định

>>>>>>>Xem thêm 

Công ty cổ phần chứng nhận Vietcert với các hoạt động giám định, chứng nhậnthử nghiệm, đào tạo luôn luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách.

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Best regards,
-------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
PHÒNG KINH DOANH 06
Hotline: 0903 505 940
Mail: kinhdoanh.sup06@gmail.com
-----------
Địa chỉ văn phòng:
  1. Hà Nội: Phòng 303, Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
  2. Lạng Sơn: Số 3, đường Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, xã Mai Pha, Tp. Lạng Sơn
  3. Hải Phòng: P.312,Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, P. Máy Tơ, Ngô Quyền
  4. Đà Nẵng: 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
  5. Đak Lak: Số 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, TP Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc
  6. HCM: Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  7. Long An: số 21, đường 11, Phường 5, Tân An, Long An

CHỨNG NHẬN HỢP QUY AN TOÀN THIẾT BỊ ĐIỆN- HƯƠNG ĐI AN TOAN CHO CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN ĐIỆN TỬ.

1. VÌ SAO CẦN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TƯ GIA DỤNG?

Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ thì các nhà sản xuất, nhập khẩu các thiết bị điện, điện tử gia dụng thuộc danh mục bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy phải tiến hành các thủ tục cần thiết để Chứng nhận sản phẩm phù hợp với các Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện QCVN 4:2009/BKHCN và/ hoặc QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ. Trên cơ sở giấy Chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần tiếp tục làm thủ tục Công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường sở tại và dán tem hợp quy (dấu hợp quy) trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường.

2. CÁC PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ DANH MỤC THIẾT BỊ

Có 8 phương thức để chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử gia dụng, thông thường Phương thức 1 và Phương thức 5 được khuyến nghị để chứng nhận cho sản phẩm điện và điện tử.
-   Phương thức 1; Thử nghiệm mẫu điển hình
-   Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất tại nguồn (đánh giá nhà máy sản xuất)

2.1 Chứng nhận hợp quy An toàn điện theo QCVN 4:2009/BKHCN:

Giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn hiệu lực 03 năm: Chứng nhận theo Phương thức 5, thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất tại nhà máy. Phương thức này thường được áp dụng cho quy mô sản xuất lớn.
Giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực cho 1 lô hàng: Chứng nhận theo Phương thức 1 và giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho một lô hàng nhập khẩu..
Theo quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN thì các dụng cụ điện, điện tử thuộc danh mục dưới đây bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy an toàn điện:
-   Dụng cụ đun nước nóng tức thời
-   Dụng cụ đun nước nóng và chứa nước nóng
-   Máy sấy tóc và dụng cụ làm đầu
-   Ấm đun nước (ấm điện)
-   Nồi cơm điện
-   Quạt điện
-   Bàn là điện
-   Lò vi sóng
-   Lò nướng điện và vỉ nướng điện loại di động
-   Dây điện bọc nhựa PVC
-   Dụng cụ đun nước nóng kiểu nhúng
-   Dụng cụ pha chè, cà phê
-   Máy sấy khô tay

2.2 Chứng nhận hợp quy tương thích điện từ theo QCVN 9:2012/BKHCN:

Đối với Chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN, doanh nghiệp có thể đạt được giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn hiệu lực 03 năm với chứng nhận theo Phương thức 1 (chỉ thử nghiệm mẫu điển hình - không cần đánh giá tại nguồn sản xuất)
Theo QCVN 9:2012/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, các thiết bị điện, điện tử thuộc danh mục dưới đây bắt buộc phải chứng nhận hợp quy:
-   Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời
-   Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện
-   Bóng đèn có balat lắp liền
-   Máy hút bụi
-   Máy giặt
-   Tủ lạnh, tủ đá
-   Điều hòa không khí

2.3 Công bố hợp quy:

Sau khi được chứng nhận và cấp Giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần tiếp tục Công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sở tại

3. CÁC TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN HỢP QUY CỦA TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Nhà sản xuất trong và các nhà nhập khẩu có thể nộp hồ sơ chứng nhận tại bất kỳ Trung tâm chứng nhận nào được chỉ định bới Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất lượng. Thông thường, các doanh nghiệp được khuyến nghị nộp hồ sơ chứng nhận tại:
 Vietcert– Tp Hồ Chí Minh
Vietcert– Hà Nội
Vietcert–  Đà Nẵng 

4. VIETCERT  CÓ THỂ GIÚP DOANH NGHIỆP NHỮNG GÌ?

Chúng tôi là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy và hiện tại đang cung cấp dịch vụ cho những Công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Theo các quy định hiện hành có nhưng thiết bị như tủ lạnh có chức năng thu phát sóng vô tuyến sẽ do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý về Tương thích điện từ,. Chúng tôi tư vấn và hỗ trợ 
- Tư vấn các hồ sơ cần chuẩn bị, các tiêu chuẩn áp dụng.
- Theo dõi và thúc đẩy quá trình thử nghiệm, chứng nhận.
- Cung cấp dịch vụ chứng nhận đầy đủ các loại Chứng nhận cần thiết.

  Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
  Long An: Nhà số 21, Đường 11, KDC Phường 5, Tân An, Long An
  Lạng Sơn: Nhà số 3, Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, Lạng Sơn
Liên hệ : Ms Quỳnh Trang – 0903 505 714
Mail: kinhdoanh.sup06@gmail.com

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

VIETGAP- HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG CHO NÔNG NGHIỆP


VietGAP là gì
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. 



Mục tiêu của VietGap
- Đảm bảo năng suất - số lượng - chất lượng cho thực phẩm.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp, tính đa dạng sinh học của tự nhiên và sản xuất nông nghiệp.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế ô  nhiễm của môi trường - Đảm bảo phúc lợi cho người sản xuất.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, sức khỏe cho cộng đồng.
- Đảm bảo hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh, xâm nhập thị trường quốc tế.
- Đảm bảo khả năng truy nguyên nguồn xuất sứ của hàng hóa.

Nguyên tắc VietGAP
Quản lý: quản lý dịch hại-IPM, quản lý sản xuất, quản lý đồng ruộng-ICM.
Hệ thống: các biện pháp, cả quá trình sản xuất và chế biến, tiêu thụ
Khoa học: các tiến bộ kỹ thuật, biện pháp được sắp xếp khoa học.
Thực tiễn: phù hợp từng điều kiện cụ thể của sản xuất và cây trồng.
Khả năng truy tìm xuất sứ
Minh bạch: ghi chép nhật ký sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm, thương hiệu



Lợi ích khi áp dụng VietGAP
Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất:
- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng
- Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGap được đánh giá cao, rất dễ dàng trên thị trường Việt Nam.
- Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; 
- Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất.
Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.
Ngoài ra,mô hình VietGao còn giúp tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, đảm bảo lợi ích xã hội. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhóm.



  Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
  Long An: Nhà số 21, Đường 11, KDC Phường 5, Tân An, Long An
  Lạng Sơn: Nhà số 3, Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, Lạng Sơn

Liên hệ : Ms Ngọc Ánh – 0961 999 100
Mail: kinhdoanh.sup06@gmail.com


Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm: có quy định rõ các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành Thủ tục Tự Công bố sản phẩm và Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi sản xuất và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

 Kết quả hình ảnh cho Thực phẩm bánh, kẹo

Các loại thực phẩm Tự công bố:
• Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
• Thực phẩm bánh, kẹo
• Đồ uống không cồn, đồ uống có cồn, nước giải khát
• Thực phẩm bổ sung
• Bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm
• Nguyên liệu thực phẩm
• Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu thực phẩm

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được tự công bố các sản phẩm:
• Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
• Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
 (Hai loại sản phẩm trên được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.)

Thủ tục Tự công bố sản phẩm thực phẩm:
• Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
• Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
• Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
• Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm.
• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong nước).
Một số lưu ý
• Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
• Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
• Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
• Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.


  Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  Cần Thơ: 151/73 Đường Hoàng Na, Phường Hưng Lơi, quận Ninh Kiều 
  Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
  Long An: Nhà số 21, Đường 11, KDC Phường 5, Tân An, Long An
  Lạng Sơn: Nhà số 3, Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, Lạng Sơn

Liên hệ : Ms Phương - 0903 502 099
Mail: kinhdoanh.sup06@gmail.com