Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

VIETGAP- HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG CHO NÔNG NGHIỆP


VietGAP là gì
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. 



Mục tiêu của VietGap
- Đảm bảo năng suất - số lượng - chất lượng cho thực phẩm.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp, tính đa dạng sinh học của tự nhiên và sản xuất nông nghiệp.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế ô  nhiễm của môi trường - Đảm bảo phúc lợi cho người sản xuất.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, sức khỏe cho cộng đồng.
- Đảm bảo hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh, xâm nhập thị trường quốc tế.
- Đảm bảo khả năng truy nguyên nguồn xuất sứ của hàng hóa.

Nguyên tắc VietGAP
Quản lý: quản lý dịch hại-IPM, quản lý sản xuất, quản lý đồng ruộng-ICM.
Hệ thống: các biện pháp, cả quá trình sản xuất và chế biến, tiêu thụ
Khoa học: các tiến bộ kỹ thuật, biện pháp được sắp xếp khoa học.
Thực tiễn: phù hợp từng điều kiện cụ thể của sản xuất và cây trồng.
Khả năng truy tìm xuất sứ
Minh bạch: ghi chép nhật ký sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm, thương hiệu



Lợi ích khi áp dụng VietGAP
Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất:
- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng
- Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGap được đánh giá cao, rất dễ dàng trên thị trường Việt Nam.
- Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; 
- Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất.
Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.
Ngoài ra,mô hình VietGao còn giúp tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, đảm bảo lợi ích xã hội. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhóm.



  Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
  Long An: Nhà số 21, Đường 11, KDC Phường 5, Tân An, Long An
  Lạng Sơn: Nhà số 3, Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, Lạng Sơn

Liên hệ : Ms Ngọc Ánh – 0961 999 100
Mail: kinhdoanh.sup06@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét